Thép mạ kẽm là gì?
Thép mạ kẽm là vật liệu thép được phủ trên mình một lớp kẽm mạ bằng quá trình nhúng nóng hoặc điện phân với độ dày phù hợp nhằm tạo cho sản phẩm có tuổi thọ cao và độ bền đẹp.
Đây là một phương thức bảo quản các sản phẩm sắt thép để chúng có thể tránh khỏi những tác động của môi trường xung quanh để chống rỉ sét, đảm bảo độ bền cho lớp kim loại nền bên trong.
Đặc tính thép mạ kẽm
Thép mạ kẽm có những đặc tính sau:
Thứ nhất, giá thành thấp: Vì thép mạ kẽm có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với các các loại thép mạ khác, chính vì thế cho nên giá thành của vật liệu này cũng không cao.
Thứ hai, thép có độ bền tương đối tốt: Thép mạ kẽm có khả năng ngăn chặn sự hình thành rỉ sét trên bề mặt của thép cho nên sản phẩm cũng có độ bền tương đối tốt.
Thứ ba, dễ dàng kiểm tra, đánh giá: Thép mạ kẽm là sản phẩm mà bạn có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng qua thị giác hoặc một số cách thử khác một cách đơn giản.
Ưu điểm & nhược điểm của thép mạ kẽm
Ưu điểm:
Chi phí sản xuất thấp: Việc mạ kẽm giúp cho sản phẩm thép tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc sử dụng những loại phủ bảo vệ bề mặt khác như sơn sắt, phủ nhựa,…
Chi phí cho việc bảo trì thấp hơn các loại thép khác: Vì các sản phẩm thép được mạ kẽm giúp thời gian sử dụng bền lâu bền trong thời gian dài cho nên nhu cầu bảo trì cũng ít hơn giúp tiết kiệm được chi phí tối đa.
Thép có tuổi thọ và độ bền cao: Theo nghiên cứu thì tuổi thọ và độ bền của thép mạ kẽm kéo khá cao. Thép đạt độ bền cao theo tiêu chuẩn 4680 của Úc và New Zealand và có tuổi thọ trung bình trên 50 năm ở môi trường thuận lợi và từ 20-25 năm ở các môi trường khắc nghiệt như: Khu công nghiệp, thành phố, ven biển.
Lớp phủ bền vững giúp bảo vệ cấu trúc thép bên trong: Vì lớp mạ kẽm trong quá trình luyện kim có cấu trúc đặc trưng tạo nên một bề mặt bền vững, hạn chế quá trình ăn mòn cũng như hạn chế sự phản ứng hóa học của các hóa chất với lớp thép ống bên trong.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì thép mạ kẽm cũng có một số nhược điểm nhỏ như là: Thép có độ nhám thấp và tính thẩm mỹ cũng không được cao cho lắm. Tuy nhiên, những nhược điểm này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng của thép và không là rào cản để người dùng tiếp tục lựa chọn nó.
Quy trình sản xuất thép mạ kẽm
Để sản xuất ra sản phẩm thép mạ kẽm chất lượng tốt thì quy trình sản xuất phải sẽ được thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Làm sạch lõi thép bằng nước hoặc axit tẩy rửa để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất cũng như xử lý hóa học bề mặt chúng.
Bước 2: Đây là bước quan trọng nhất để sản xuất ra thép mạ kẽm. Sau khi được làm sạch, những ống thép này sẽ được nhúng trong một nồi đun kẽm nóng hoặc được mạ kẽm điện phân.
Bước 3: Sau khi hoàn thành quá trình mạ kẽm thì được đưa đi làm mát, tiếp theo kỹ thuật viên sẽ kiểm tra chất lượng của thép mạ kẽm một cách kỹ lưỡng rồi mới lưu vào kho.
Các loại thép mạ kẽm thông dụng
Trên thị trường hiện nay, thép mạ kẽm cơ bản được phân loại thành 2 loại chính đó là thép mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm điện phân.
Về hình dáng, vật liệu thép mạ kẽm có đầy đủ các hình dáng bao gồm thép ống, thép hộp và thép tấm… phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Ứng dụng phổ biến của thép mạ kẽm
Chính bởi những ưu điểm tuyệt vời của thép mạ kẽm nói trên mà nó đã được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Cụ thể:
Sử dụng trong các dự án xây dựng như: Làm cửa sắt, ban công, mái hiên, cầu thang, hàng rào, nội thất hay lối đi,…
Sử dụng trong các sản phẩm đồ điện tử: Làm vỏ cho máy móc, khung máy,…
Sử dụng làm đường ống: Làm ống dẫn trong hệ thống ống nước lạnh thay thế cho các loại ống bằng gang hay chì,…
Sử dụng làm vật liệu trong phương tiện vận chuyển như: Thùng ô tô, phanh xe, chỗ ngồi,…
Dùng để sản xuất dây cáp: Chẳng hạn như cáp điện, vật liệu liên kết xây dựng, khóa cửa sổ,…
Thép mạ kẽm có bị gỉ sét hay không?
Khách hàng mới biết đến và sử dụng thường tỏ ra thắc mắc về chất lượng sản phẩm, nhất là vấn đề thép mạ kẽm có bị gỉ sét hay không. Câu trả lời là không.
Thép mạ kẽm là loại thép có khả năng chống gỉ rất tốt. Lớp mạ kẽm có khả năng bảo vệ lớp thép bên trong khỏi các tác động bên ngoài làm rỉ sét rất tốt.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của từng nhu cầu sử dụng khác nhau mà khả năng chống gỉ sét của sản phẩm lại khác nhau. Nếu như sản phẩm được sử dụng ở những nơi có điều kiện tốt, khô thoáng,… thì thời gian chống gỉ sét của sản phẩm sẽ rất cao. Còn sản phẩm sử dụng ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt như các khu vực ngập nước, ven biển,… thì thời gian lớp mạ kẽm bị bào mòn sẽ nhanh hơn và hình thành ra các lớp gỉ sét trên bề mặt nguyên vật liệu.